Giấy chà nhám (giấy nhám, giấy ráp) là một loại giấy vật liệu có tác dụng mài mòn bề mặt các sản phẩm làm từ kim loại, gỗ, nhựa, kính… được sử dụng rộng rãi trong các hoạt động thường ngày và nhiều ngành công nghiệp khác nhau. Giấy chà nhám được sử dụng để loại bỏ một lượng nhỏ vật liệu từ bề mặt hoặc tạo độ mịn trên bề mặt sản phẩm, vật liệu nhằm mang lại những kết quả tốt trong việc tạo ra những sản phẩm mang tính thẩm mỹ cao và chúng ta có thể thấy được tác dụng của chúng trong nhiều ngành công nghiệp hiện nay
Giấy chà nhám được sử dụng chủ yếu trong khâu hoàn thiện sản phẩm, với tính năng mài mòn, đánh bóng bề mặt trước khi sản phẩm được khoác lên một lớp sơn có màu sắc mới, bảo quản sản phẩm khỏi mối, mục, rỉ sét…
Bên cạnh việc chà nhám bằng tay thì hiện nay các dụng cụ máy chà nhám cầm tay cũng đã được chế tạo để tiết kiệm thời gian, nâng cao hiệu xuất làm việc. Giấy chà nhám được xem như một sự thay thế hữu hiệu và nhiều tiện ích cho các loại đá mài được sử dụng như trước kia.
Giấy chà nhám được cấu tạo nên bởi 3 phần gồm: hạt nhám, keo dính, giấy hoặc vải.
Trong đó, hạt nhám hay còn gọi là hạt mài là thành phần chính tạo nên giấy nhám, tạo nên khả năng mài mòn, đánh bóng sản phẩm cho giấy nhám. Hiện nay, giấy nhám có các loại hạt mài như đá lửa, Garnet, Emery, oxit nhôm,Alumina-zirconia.
Loại vật liệu thứ hai là keo dính có tác dụng gắn kết hạt mài với lớp vải hay giấy. Cuối cùng là giấy và vải là phần dùng để chứa hạt nhám.
Tùy vào cách phân loại theo chức năng hoặc theo độ cát mà giấy nhám sẽ có những loại như sau:
Loại giấy nhám này được sản xuất dành riêng cho máy đánh nhám thùng chuyên làm mịn bề mặt gỗ tự nhiên. Máy nhám thùng có bề rộng 600 mm, 900 mm và 1300 mm.
Là loại giấy nhám có chiều rộng từ 300 mm trở xuống được đóng thành băng nhỏ chuyên dùng cho các loại máy cầm tay như máy chà nhám tăng, máy chà nhám cạnh, mài bavia
Giấy nhấm tờ thường có kích thước 230 x 280 mm chuyên dùng chà nhám mặt phẳng thủ công hoặc dùng với máy rung cầm tay. Chúng thường được ứng dụng trong quá trình sơn PU.
Độ cát của giấy nhám được phân loại từ thấp đến cao tương ứng với độ mịn của bề mặt sản phẩm sau khi xử lý.
P40: Là loại nhám phá bề mặt thô ráp của gỗ cho độ phẳng tương đối
P80: Cũng được xếp vào loại giấy nhám phá, cho bề mặt mịn màng hơn 1 chút.
P180: Là loại nhám cho bề mặn mịn để lót PU.
P240: Là loại nhám xả lót PU trong quá trình sơn
P320: Là loại nhám xả cho độ mịn màng cao
P400: Độ mịn lớn nhất hiện nay, thường dùng là mịn màng bề mặt đòi hỏi cao.
Lưu ý: Độ nhám càng cao đồng nghĩa với việc sử dụng sẽ nhanh hết cát hơn. Ngoài ra, các nhà sản xuất còn bán giấy nhám có độ mịn 500, 600 nhưng thực chất độ cát vẫn dừng lại ở ngưỡng 400. Trong ngành sản xuất gỗ nói chung, chúng ta vẫn dùng đến nhám 400 là đạt yêu cầu của những khách hàng khó tính nhất.
Một trong những tiêu chuẩn đầu tiên và quan trọng nhất cần quan tâm khi chọn giấy nhám đó chính là độ grit (độ nhám).
Grit chính là độ nhám của giấy nhám, vải nhám, chỉ các hạt mài mòn trên bề mặt của giấy. Đây cũng là tiêu chuẩn để xếp loại các loại giấy nhám trên thị trường. Dù là nhám nai, nhám Ó Hàn Quốc, thương hiệu Mirka,.. Sản phẩm của bất kỳ thương hiệu nào, độ grit càng cao thì mật độ các hạt mài mòn càng dày, độ ma sát càng cao và vì thế, cho độ sắc càng tốt, mài nhám càng nhanh. Tuy nhiên cần nhớ là không phải bất kỳ vật liệu và công đoạn chà nhám nào cũng cần tới giấy nhám có grit cao, tùy từng bề mặt vật liệu và yêu cầu khi chà nhám mà chúng ta sẽ có sự lựa chọn phù hợp nhất.
Ví dụ khi bạn mua giấy nhám, bạn sẽ thấy trên sản phẩm có các ký hiệu P hoặc A. P hoặc A ở đây chính là ký hiệu nhám. Trong đó:
P: là ký hiệu nhám theo tiêu chuẩn châu Âu ( FEPA is the European Federation of Abrasives Producers)
A: là ký hiệu nhám theo tiêu chuẩn của Nhật ((JIS is the Japanese Standardization Organization).
Tuy nhiên cần lưu ý rằng, P và A không phải là độ nhám, mà là ký hiệu nhám, chỉ ra độ kích thước trung bình của một tổ hợp hạt. Có rất nhiều loại hạt: 50, 60, 70, 80. Và giới hạn tỉ lệ % cho phép các hạt này sẽ được hiệp hội quy định.
Như vậy, nếu bạn thấy trên sản phẩm mình chọn có ký hiệu P60 thì có nghĩa là ký hiệu chỉ 1 tập hợp số chứ không phải là một số nhất định.
Tương tự như vậy A60 cũng là 1 tập hợp số. Và vì là 1 tập hợp số nên chúng ta sẽ không thể đổi từ P sang A hoặc từ A sang P.
Bản thân giá trị của A và P ở từng nhà sản xuất cũng không giống nhau. Chẳng hạn, đều là sản phẩm có P60 nhưng nếu có xuất xứ từ Nhật thì sẽ khác của Đức, khác của Trung Quốc, Hàn Quốc, bởi vì các tỉ lệ hạt là không giống nhau.
Glasspaper: hay còn được gọi là nhám đá lửa. Loại này thường có màu vàng nhạt, trọng lượng nhẹ, dễ dàng phân hủy.
Garnet: có nhiều màu nhưng phổ biến nhất là màu nâu đỏ, hay được sử dụng trong ngành chế biến gỗ. Loại này có lớp cát không quá dày nên thích hợp cho công đoạn chà nhám hoàn thiện bề mặt sản phẩm.
Nhôm Oxide: cũng được sử dụng rất phổ biến trong ngành gỗ, kết hợp với các loại máy chà nhám. So với Garnet thì Nhôm Oxide bền hơn nhưng lại không hiệu quả bằng.
Silicon Carbide: thường có màu xám tối hoặc đen. Sử dụng phổ biến trong ngành cơ khí để chà kim loại. Khi dùng sẽ được kết hợp với nước, sử dụng nước như là một chất bôi trơn để đảm bảo hiệu quả cao hơn.
Ceramic Sandpaper: còn được gọi là giấy nhám gạch. Ưu điểm là rất bền và sử dụng khá phổ biến trong ngành gỗ ở công đoạn chà phá.
Mika là một nhãn hiệu giấy nhám khá nổi tiếng và được sử dụng phổ biến trên thị trường hiện nay. Giấy nhám Mirka là sản phẩm đạt chất lượng hàng đầu trên thế giới nhờ ưu điểm như giấy nhám lưới cho phép hút bụi, độ bền cao, khả năng chống mắc kẹt tốt…
Để đạt được kết quả xử lý bền mặt như mong muốn với bề mặt gỗ hay bất cứ bề mặt nào khác bị ảnh hưởng bỡi nhiều yếu tố. Ví dụ lựa chọn vật liệu chà nhám đóng vai trò quan trọng trong quá trình tổng thể.
Bằng cách lựa chọn đúng vật liệu chà nhám và xử lý nó một cách chính xác có thể đảm báo rằng bạn đạt được kết quả chà nhám tối ưu nhất cũng như tuổi thọ lâu nhất cho các vật liệu chà nhám.
Giấy nhám Mika khi được sử dụng đúng kỹ thuật thì sẽ giúp đảm bảo mang lại cho bạn:
Bề mặt chà nhám phẳng, mịn gần như tuyệt đối
Chính xác về độ dày và độ phẳng.
Môi trường sản xuất an toàn, lành mạnh do có rất ít bụi bẩn trên bề mặt
Tiết kiệm chi phí mua giấy nhám do giấy có độ bền cao
Một tờ giấy nhám Mika thường được tạo thành từ các thành phần như sau:
Có rất nhiều loại vật liệu nền có thể sử dụng (tùy sự lựa chọn của nhà sản xuất), có thể kể đến 2 loại phổ biến nhất là vật liệu nền bằng giấy, vật liệu nền bằng vải. Ngoài 2 loại phổ biến này ra còn có các loại cao cấp dạng giấy chống tĩnh điện, giúp hạn chế bụi bám, kéo dài tuổi thọ sử dụng và nâng cao hiệu suất chà nhám. Ngoài ra còn có vật liệu nền làm bằng dạng film, giúp đạt được bề mặt chà nhám phẳng, mịn hơn. Trong số các loại vật liệu nền thì đây là loại nhẹ nhất, và cho tới thời điểm hiện tại, loại vật liệu nền này đang được đánh giá là mang lại khả năng xử lý bề mặt thuộc hàng cao nhất.
Đặc biệt nhất phải kể đến vật liệu nền dạng lưới - Net Sanding, giúp chà nhám hoàn toàn không có bụi. Sự ra đời của vật liệu nền dạng lưới chính là một phát minh có tính đột phá cao trong ngành vật liệu chà nhám, giúp cho môi trường làm việc sạch sẽ, thân thiện hơn, bảo vệ tốt hơn sức khỏe người dùng và cũng đảm bảo hơn hiệu quả chà nhám, độ bền cao và từ đó tiết kiệm chi phí hiệu quả.
Tiếp đến chính là các hạt nhám: các hạt nhám sắc bén, cho hiệu quả chà nhám,đánh bóng nhanh chóng, hiệu quả.
Keo: có tác dụng tạo liên kết chắc chắn giữa các hạt nhám với nhau và các hạt nhám với vật liệu nền.
Ngoài ra, giấy nhám Mika còn được phủ thêm một lớp top coat - stearate coating, giúp:
Tăng độ bền cho giấy nhám
Tăng khả năng chống mắc kẹt
Giúp bề mặt sản phẩm bằng phẳng hơn sau khi hoàn thiện.
Hạn chế sản phẩm bị reject.
Giúp tản nhiệt tốt hơn trong quá trình chà nhám, hạn chế giấy nhám bị cháy trong quá trình chà nhám.
Khi sử dụng giấy nhám để đánh bóng kim loại, người dùng cần có những lưu ý như sau để đảm bảo an toàn và chất lượng đánh bóng.
Nếu thao tác thủ công, người thực hiện cần sử dụng các vật dụng bảo hộ lao động như găng tay, kính chống bụi, khẩu trang. Điều này giúp bảo vệ người dùng khỏi bụi bẩn, phôi từ bề mặt kim loại bám vào cơ thể gây sát thương.
Nếu thao tác bằng máy, khách hàng cần đảm bảo rằng các khớp nối của máy đã đủ chặt sao cho các bộ phận không bị văng ra ngoài gây tổn thương đến tính mạng và sức khỏe.
Để được tư vấn cách chọn máy chà nhám, giấy chà nhám hoặc lỉnh vực chà nhám và đánh bóng Ngành Ô Tô, Ngành Sản Xuất, Ngành Tàu Biển Và Hàng Hải, Ngành Xây Dựng Và Nội Thất, Xử Lý Composite, Xử Lý Gỗ, Xử Lý Kim Loại,... chất lượng, giá cả phù hợp, bạn có thể liên hệ:
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ HOÀNG UYÊN - HUTSCOM