Gia công tiện CNC chiếm tỉ lệ lớn trong ngành cơ khí chính xác hiện nay. Và insert tiện chính là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng khi gia công ứng dụng này. Vì vậy, lựa chọn đúng và chính xác insert tiện trước khi gia công thì bạn đã đạt được một nửa thành công.
Có nhiều yếu tố cần xem xét khi lựa chọn insert cho ứng dụng tiện. Cần cẩn trọng lựa chọn thiết kế hình học, lớp nền, hình dạng, kích thước insert, góc lưỡi dao và góc tiếp xúc của insert để gia công kiểm soát phoi tốt nhất từ đó chi tiết gia công đạt hiệu quả tốt nhất.
Lựa chọn thiết kế hình học insert dựa vào ứng dụng hoạt động, ví dụ như tiện thô/bán tinh/tinh
Lựa chọn góc mũi dao lớn nhất của insert để tăng độ vững chắc và liên quan đến tiết kiệm chi phí
Lựa chọn kích thước insert phụ thuộc D.O.C (depth of cut)
Lựa chọn bán kính mũi dao (R.e) lớn nhất để tăng độ vững chắc của Insert
Lựa chọn bán kính mũi dao (R.e) nhỏ hơn khi ứng dụng gia công có xung hướng rung
Lựa chọn insert tiện chính xác khi gia công
Thiết kế hình học Insert có thể phân chia thành 3 loại cơ bản để tối ưu hóa các ứng dụng TIỆN TINH/ TIỆN BÁN TINH/ TIỆN PHÁ THÔ.
Tiện phá thô: D.O.C lớn (độ sâu 1 lần cắt cao) kết hợp cùng bước tiến (feed rate) cao, yêu cầu insert các góc cắt thiết kê cứng cáp nhất
Tiện bán tinh: D.O.C và bước tiến mức trung bình
Tiện tinh: D.O.C và bước tiến thấp nhất, hoạt động yêu cầu gia công lực cắt thấp
Thiết kế hình học Insert phân chia thành 3 loại cơ bản để tối ưu hóa các ứng dụng
Biểu đồ thể hiện khu vực hoạt động của từng loại dựa trên sự tương quan giữ bước tiến và D.O.C
Lớp nền Insert tiện được lựa chọn dựa vào:
Thành phần gia công (ISO P, M, K, N, S, H)
Ứng dụng gia công (Tinh, bán tinh, phá thô)
Điều kiện gia công (tốt, trung bình, khó)
Thiết kế hình học và lớp nền Insert là các yếu tố bổ sung cho nhau, ví dụ, các lớp nền cứng có thể bù đắp cho sự thiếu vững chắc của thiết kế hình học Insert.
Lớp nền Insert tiện
Hình dạng insert phải được chọn liên quan đến khả năng tiếp cận góc vào yêu cầu của công cụ. Góc mũi lớn nhất có thể nên được chọn để tăng độ bền và độ tin cậy. Tuy nhiên, điều này phải được cân bằng với sự thay đổi của các ứng dụng gia công cần được thực hiện, không phải lúc nào chúng ta cũng chọn Insert góc mũi lớn nhất
Sử dụng Insert góc mũi lớn đòi hỏi nhiều máy móc thiết bị công suất lớn hơn và và có xu hướng rung động cao hơn khi lựa chọn Insert góc mũi nhỏ hơn
Insert có góc mũi nhỏ thì yếu hơn và có góc cắt nhỏ, điều này khiến insert dễ bị ảnh hưởng với tác động của nhiệt trong quá trình gia công.
Hình dạng insert phải được chọn liên quan đến khả năng tiếp cận góc vào yêu cầu của công cụ
Chọn kích thước Insert tùy thuộc vào nhu cầu ứng dụng và không gian cho công cụ cắt trong ứng dụng.
Sử dụng kích thước Insert lớn hơn gia công sẽ có sự ổn định tốt hơn. Đối với gia công nặng như phá thô, kích thước Insert thường cao hơn IC 25 mm (1 inch). Khi tiện tinh, kích thước Insert trong nhiều trường hợp có thể được giảm.
Hướng dẫn cách chọn kích thước Insert:
Xác định độ sâu lớn nhất của vết cắt (AP)
Xác định chiều dài cắt cần thiết, LE, đồng thời xem xét góc vào tiếp xúc cán dao, độ sâu cắt, ap và thông số kỹ thuật của máy
Dựa trên LE và Ap cần thiết, có thể chọn độ dài cạnh cắt chính xác, L và IC cho Insert
Kích thước Insert tùy thuộc vào nhu cầu ứng dụng và không gian
Bán kính góc dao RE, là một yếu tố quan trọng trong hoạt động tiện. Insert có sẵn trong một số kích cỡ của bán kính mũi như 0.2 - 0.4 - 0.8 .. Việc lựa chọn phụ thuộc vào độ sâu cắt D.O.C và bước tiến feed và bề mặt hoàn thiện sau gia công, khả năng bẻ phoi và độ cứng của Insert
Bán kính góc dao RE phụ thuộc vào độ sâu cắt D.O.C
Góc RE nhỏ | Góc RE lớn |
Lý tưởng, phù hợp với Ap thấp | Gia công Ap cao |
Giảm rung khi gia công | Bước tiến lớn (high feed rate) |
Góc cắt yếu | Góc cắt vững chắc |
Lực cắt hướng tâm tăng |
Mối quan hệ giữa bán kính mũi dao và độ sâu cắt D.O.C ảnh hưởng đến xu hướng rung khi gia công. Các lực hướng tâm đẩy insert ra khỏi bề mặt cắt và đẩy insert theo góc hướng trục hơn khi độ sâu cắt tăng.
Tốt nhất là có nhiều lực hướng dọc trục hơn là lực hướng tâm. Các lực hướng tâm cao có thể có tác động tiêu cực đến hành động cắt có thể dẫn đến rung động và hoàn thiện bề mặt xấu.
Theo nguyên tắc chung, chọn bán kính mũi RE bằng hoặc nhỏ hơn độ sâu cắt Ap.
Bán kính mũi dao và độ sâu cắt D.O.C ảnh hưởng đến xu hướng rung khi gia công
Insert hai mặt (Negative Insert) có góc thoát phoi bằng 0°, trong khi Insert một mặt (Positive Insert) có góc thoát phoi nhỏ hơn 90 °. Hình minh họa của loại Positive Insert và Negative Insert cho thấy cách Insert được lắp ráp cán dao và góc nghiên khi tiếp xúc phôi.
Insert hai mặt (Negative Insert) và Insert một mặt (Positive Insert)
Xem thêm: Phân Biệt Insert Một Mặt Positive Và Insert Hai Mặt Negative
Góc tiếp xúc KAPR (hoặc góc dẫn Lead PISR), là góc giữa cạnh cắt và hướng bước nạp. Điều quan trọng là chọn góc vào / dẫn chính xác để thao tác tiện thành công. Các góc tiếp xúc KAPR và góc dẫn PISR ảnh hưởng:
Hình dáng phoi
Hướng lực cắt
Chiều dài cạnh cắt khi gia công
Góc tiếp xúc dao cắt và phoi KAPR (hoặc góc dẫn Lead PISR)
Lực lượng được hướng về phía chấu kẹp phôi. Có ít xu hướng rung động
Khả năng tiện vai
Lực cắt cao hơn
Dễ bị mài mòn khi gia công phôi Heat-resistant supper alloy và thép sau nhiệt
Các lực cắt hướng tâm tăng dần hướng vào phôi sẽ gây ra hiện tượng rung
Giảm lực cắt
Gia công bẻ phoi, phoi mỏng hơn bằng điều chỉnh tốc độ nạp cao hơn
Giảm mài mòn dao cụ
Không thể tiện vai góc 90°
*** Toàn bộ tài liệu trên được tham khảo từ Sandvik
Trên đây là một số thông tin có thể hỗ trợ bạn một phần nào đó để lựa chọn Insert phù hợp cho từng ứng dụng riêng biệt của bạn. Để có thể lựa chọn chính xác nhất, vui lòng liên hệ các đại lý cung cấp để được hỗ trợ
HUTSCOM với đội ngũ kĩ thuật kinh nghiệm nhiều năm luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn tư vấn lựa chọn các sản phẩm phù hợp với chi phí và hiệu năng tốt nhất
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ HOÀNG UYÊN - HUTSCOM