GIẤY CHÀ NHÁM

Giấy chà nhám công nghiệp là một loại vật liệu có tác dụng mài mòn bề mặt các sản phẩm làm từ kim loại, gỗ, nhựa, kính… nhằm tạo được độ mịn. Giấy chà nhám được sử dụng chủ yếu trong khâu hoàn thiện sản phẩm, với tính năng mài mòn, đánh bóng bề mặt trước khi sản phẩm được khoác lên một lớp sơn có màu sắc mới, bảo quản sản phẩm khỏi mối, mục, rỉ sét…

Tùy vào ngành nghề, vật liệu, tùy vào cách phân loại theo chức năng hoặc theo độ cát mà giấy nhám được chia thành nhiều loại và ứng dụng trong nhiều ngành nghề khác nhau:



Giấy chà nhám là gì ?

Giấy chà nhám tiếng Anh được gọi là Glasspaper chúng là một dạng giấy mài mòn vật liệu gắn liền với bề mặt của nó. Chúng được sử dụng để loại bỏ một lượng nhỏ vật liệu thô từ bề mặt, giúp làm cho bề mặt mịn màng hơn làm nền cho các công đoạn gia công tiếp theo trong 1 quá trình sản xuất.

Giấy chà nhám được cấu tạo bởi các loại hạt mài với nhiều quy cách về kích thước, độ bén của hạt cát, mật độ sắp xếp, hình thức tờ giấy nhám… nhằm phục vụ đa dạng nhu cầu chà nhám, mài phá và đánh bóng bề mặt vật liệu. Các bề mặt mà bạn có thể sử dụng giấy nhám là: nhựa, gỗ, xi măng, kim loại,…

Giấy chà nhám được sử dụng chủ yếu trong khâu hoàn thiện sản phẩm, với tính năng mài mòn, đánh bóng bề mặt trước khi sản phẩm được khoác lên một lớp sơn có màu sắc mới, bảo quản sản phẩm khỏi mối, mục, rỉ sét…

Giấy chà nhám được cấu tạo nên bởi 3 phần gồm: hạt nhám, keo dính, giấy hoặc vải

Trong đó, hạt nhám hay còn gọi là hạt mài là thành phần chính tạo nên giấy chà nhám tạo nên khả năng mài mòn, đánh bóng sản phẩm. Hiện nay, giấy chà nhám có các loại hạt mài như đá lửa, Garnet, Emery, oxit nhôm,Alumina-zirconia.

Loại vật liệu thứ hai là keo dính có tác dụng gắn kết hạt mài với lớp vải hay giấy. Cuối cùng là giấy và vải là phần dùng để chứa hạt nhám.

Tùy vào cách phân loại theo chức năng hoặc theo độ cát mà giấy chà nhám sẽ có những loại như sau:

- Giấy chà nhám thùng: Loại giấy chà nhám này được sản xuất dành riêng cho máy chà nhám thùng chuyên làm mịn bề mặt gỗ tự nhiên. Máy chà nhám thùng có bề rộng 600 mm, 900 mm và 1300 mm.

Giấy chà nhám cuộn: Là loại giấy chà nhám có chiều rộng từ 300 mm trở xuống được đóng thành băng nhỏ chuyên dùng cho các loại máy cầm tay như máy chà nhám tăng, máy chà nhám cạnh,..

Giấy chà nhám tờ: là loại giấy thường có kích thước 230 x 280 mm chuyên dùng chà nhám mặt phẳng thủ công hoặc dùng với máy rung cầm tay. Chúng thường được ứng dụng trong quá trình sơn PU.

Độ cát của giấy chà nhám được phân loại từ thấp đến cao tương ứng với độ mịn của bề mặt sản phẩm sau khi xử lý.

- P40: Là loại nhám phá bề mặt thô ráp của gỗ cho độ phẳng tương đối
- P80: Cũng được xếp vào loại giấy chà nhám phá, cho bề mặt mịn màng hơn 1 chút.
- P180: Là loại nhám cho bề mặn mịn để lót PU.
- P240: Là loại nhám xả lót PU trong quá trình sơn
- P320: Là loại nhám xả cho độ mịn màng cao
- P400: Độ mịn lớn nhất hiện nay, thường dùng là mịn màng bề mặt đòi hỏi cao.

Lưu ý: Độ nhám càng cao đồng nghĩa với việc sử dụng sẽ nhanh hết cát hơn. Ngoài ra, trên thị trường, Hutscom còn thấy các nhà sản xuất chào bán nhám có độ mịn 500, 600 nhưng thực chất độ cát vẫn dừng lại ở ngưỡng 400.

Khi sử dụng giấy chà nhám để đánh bóng kim loại, gỗ,.. người dùng cần có những lưu ý để đảm bảo an toàn và chất lượng đánh bóng.

- Nếu thao tác thủ công, người thực hiện cần sử dụng các vật dụng bảo hộ lao động như găng tay, kính chống bụi, khẩu trang. Điều này giúp bảo vệ người dùng khỏi bụi bẩn, phôi từ bề mặt kim loại bám vào cơ thể gây sát thương.

- Nếu thao tác bằng máy, khách hàng cần đảm bảo rằng các khớp nối của máy đã đủ chặt sao cho các bộ phận không bị văng ra ngoài gây tổn thương đến tính mạng và sức khỏe.